BÀI
1: BÀI MỞ ĐẦU
1.1. Khái niện về vật liệu điện
1.1.1.
Cấu tạo nguyên
tử
Mọi vật liệu (vật chất)
được cấu tạo từ nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là phân tử cơ bản của vật chất.
Theo mô hình nguyên tử
của Bor, nguyên tử được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử
(electron e) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo
nhất định.
Hạt nhân nguyên tư được
cấu tạo từ các hạt proton và nơtron. Nơtron là hạt không mang điện tích, còn
proton có điện tích dương với số lượng bằng Z.q
Trong đó:
Z – số lượng điện tử
của nguyên tử đồng thời cũng là so thứ tự của nguyên tố nguyên tử đó trong bảng
tuần hoàn Menđêlêep.
q – điện tích của điện
tử e (q = 1,6.10-19culông ). Proton có khối lượng bằng 1,6.10-27kg,
electron (e) có khối lượng bằng 9,1.10-31kg.
Ở trạng thái bình
thường nguyên tử trung hoà về điện, tức là trong nguyên tử có tổng các điện
tích dương của hạt nhân bằng tổng số điện tích âm của các điện tử.
Nếu vì lý do nào đó
nguyên tử mất đi một hay nhiều điện tích thì sẽ trở thành điện tích dương, ta
gọi là ion dương.
Ngược lại nếu nguyên tử
trung hoà nhận thêm điện tử thì trở thành ion âm.
Để có khái niệm về năng
lượng của điện tử ta xét nguyên tử của Hiđrô, nguyên tử này được cấu tạo tử một
proton và một điện tử.
Khi điện tử chuyển động
trên quỹ đạo tròn bán kính r xung quanh hạt nhân thì điện tử sẽ chịu lực hút
của hạt nhân f1 và được xác định bởi công thức sau:
f1 = ( 1 )
Lực hút f1 sẽ được cân
bằng với lực ly tâm của chuyển động f2:
f2
= ( 2 )
Trong đó:
m – Khối lượng của điện
tử
v – Tốc độ chuyển động
của điện tử
Từ (1) và (2) ta
có: f1 = f2 hay
= ( 3 )
Trong quá trình
chuyển động điện tử có một động năng T = và một thế năng
u = -, nên năng lượng của điện tử bằng:
W = T + U = - ( 4 )
Biểu
thức (4) ở trên chứng tỏ mỗi điện tử của nguyên tử có một mức năng lượng nhất
định, năng lượng này tỷ lệ nghịch với bán kính quỹ đạo chuyển động của điện tử.
Để
di chuyển điện tử từ quỹ đạo chuyển động bán kính ra xa vô cùng cần phải cung
cấp cho nó một năng lượng lớn hơn bằng .
Năng
lượng tối thiểu cung cấp cho điện tử để điện tử tách rời ra khỏi nguyên tử trở
thành điện tử tự do người ta gọi là năng
lượng ion hoá (Wi).
Khi
bị ion hoá (bị mất điện tử), nguyên tử trở thành ion dương. Quá trinh biến
nguyên tử trung hoà thành ion dương và điện tử tự do gọi là quá trình ion hoá.
Trong
một nguyên tử, năng lượng bị ion hoá của các lớp điện tử khác nhau cũng khác
nhau, các điện tử hoá trị ngoài cùng có mức năng lượng ion hoá thấp nhất vì
chúng cách xa hạt nhân.
Khi
điện tử nhận được năng lượng nhỏ hơn năng lượng ion hoá chúng sẽ bị kích thích
và có thể di chuyển từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác, song chúng
luôn có xu thế trở về vị trí ở trạng thái ban đầu.
Phần
năng lượng cung cấp để kích thích nguyên tử sẽ được trả lại dưới dạng năng
lượng quang học (quang năng).
Trong
thực tế, năng lượng ion hoá và năng lượng kích thích nguyên tử có thể nhận được từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau
như nhiệt năng, quang năng, điện năng; năng lượng của các tia sóng ngắn như tia
, , hay tia Rơnghen…
1.1.2 Cấu tạo phân tử
1.1.2.1 Liên kết
đồng hoá trị
Liên
kết đồng hoá trị được đặc trưng bởi sự dùng chung các điện tử của các nguyên tử
trong phân tử.
Khi
có mật độ đám mây điện tử giữa các hạt nhân trở thành bão hoà, lên kết phân tử
bền vững.
Lấy
cấu trúc phân tử clo làm ví dụ. Phân tử clo (Cl2) gồm 2 nguyên tử
clo, mỗi nguyên tử clo có 17 điện tử, trong đó 7 điện tử ở lớp hoá trị ngoài
cùng.
Hai
nguyên tử này được liên kết bền vững với nhau bằng cách sử dụng chung hai điện
tử, lớp vỏ ngoài cùng của mỗi nguyên tử được bổ sung thêm một điện tử của
nguyên tử kia.
1.1.2.2. Liên kết ion
Liên kết
ion được xác lập bởi lực hút giữa các ion dương và các ion âm trong phân tử.
Liên kết
ion là liên kết là liên kết khá bền vững. Do vậy, vật rắn có cấu tạo ion đặc
trưng bởi độ bền cơ học và nhiệt độ nóng chảy cao.
Ví dụ: Điển hình về tinh thể
ion là các muối halogen của các kim loại kiềm.
Khả năng
tạo nên một chất hoặc hợp chất mạng không gian nào đó phụ thuộc chủ yếu vào
kích thước nguyên tử và hình dạng lớp điện tử hoá trị ngoài cùng.
* Liên kết kim loại
Dạng liên
kết này tạo nên các tinh thể vật rắn. Kim loại được xem như là một hệ thống cấu
tạo từ các ion dương nằm trong môi trường các điện tử tự do.
Lực hút
giữa các ion dương và các điện tử tạo nên tính nguyên khối của kim loại. Chính
vì vậy liên kết kim loại là loại liên kết bền vững, kim loại có độ bền cơ học
và nhiệt độ nóng chảy cao.
Lực hút
giữa các ion dương và các điện tử đã tạo nên tính nguyên khối của kim loại.
Sự tồn tại
của các điện tử tự do làm cho kim loại có tính ánh kim và tính dẫn điện, dẫn
nhiệt cao.
Tính dẻo
của kim loại được giải thích bởi sự dịch chuyển và trượt lên nhau giữa các lớp
ion, cho nên kim loại dễ cán, kéo thành lớp mỏng.
Một Số Dạng Tinh Thể Của Kim
Loại.
- Mạng lập phương tâm khối
-
Mạng lập phương tâm mặt
- Mạng lục giác xếp chặt
1.1.3 Khuyết tật trong cấu tạo vật rắn
Các tinh
thể vật rắn có thẻ có kết cấu đồng nhất. Sự phá huỷ các kết cấu đồng nhất và
tạo nên các khuyết tật trong vật rắn thường gặp nhiều trong thực tế.
Những
khuyết tật có thể được tạo nên bằng sự ngẫu nhiên hay cố ý trong quá trình công
nghệ chế tạo vật liệu.
Khuyết tật
của vật rắn là bất kỳ hiện tượng nào phá vỡ tính chất chu kỳ của trường tĩnh
điện mạng tinh thể như: phá vỡ thành phần hợp thức; sự có mặt của các tạp chất
lạ; áp lực cơ học; các lượng tử của dao động đàn hồi – phônôn; mặt tinh thể phụ
– đoạn tầng; khe rãnh, lỗ xốp…
Khuyết tật
sẽ làm thay đổi các đặc tính cơ – lý – hoá và các tính chất về điện của vật
liệu. Khuyết tật có thể tạo nên các tính năng đặc biệt của tốt ( ví dụ: vi mạch
IC…) và cũng có thể làm cho tính chất của vật liệu kém đi ( Ví dụ: vật liệu
cách điện có lẫn kim loại )
1.1.4.
Lý
thuyết về vùng năng lượng
Có thể sử
dụng lý thuyết phân vùng năng lượng để giải thích, phân loại vật liệu thành các
nhóm vật liệu dẫn điện, bán dẫn và điện môi (cách điện )
Việc nghiên
cứu quang phổ phát xạ của các chất khác nhau ở trạng thái khí khi các nguyên tử
cách xa nhau một khoảng cách lớn chỉ rõ rằng nguyên tử của mỗi chất được đặc
trưng bởi những vạch quang phổ hoàn toàn xác định.
Điều đó
chứng tỏ rằng các nguyên tử khác nhau có những trạng thái năng lượng hay mức
năng lượng khác nhau.
Khi nguyên
tử ở trạng thái bình thường không bị kích thích, một số trong các mức năng
lượng bị nguyên tử lấp đầy, còn các mức năng lượng khác điện tử chỉ có thể có
mặt khi các nguyên tử nhận được năng lượng tử bên ngoài tác động (trạng thái
kích thích ).
Nguyên tử
luôn có xu hướng quay về trạng thái ổn định. Khi điện tử chuyển từ mức năng
lượng kích thích sang mức năng lượng nguyên tử nhỏ nhất, nguyên tử phát ra phần
năng lượng dư thừa.
Những điều
nói trên được đặc trưng bởi biểu đồ năng lượng. Khi chất khí hoá lỏng và sau đó
tạo nên mạng tinh thể của vật rắn, các nguyên tử nằm sát nhau, tất cả các mức
năng lượng của nguyên tử bị dịch chuyển nhẹ do tác động của các nguyên tử bên
cạnh tạo nên một dải năng lượng hay còn gọi là vùng các mức năng lượng.
Do không có
năng lượng chuyển động nhiệt nên vùng năng lượng bình thường của các nguyên tử
ở vị trí thấp nhất và được gọi là vùng hoá trị hay còn gọi là vùng đầy ( ở 00K
các điện tử hoá trị của nguyên tử lấp đầy vùng này ).
Những điện
tử tự do có mức năng lượng hoạt tính cao hơn, các dải năng lượng của chúng tập
hợp thành vùng tự do hay vùng điện dẫn
1.2. Phân loại vật liệu điện
1.2.1. Phân loại theo khả năng dẫn điện
Trên cơ sở giản đồ năng lượng người ta phân
loại theo vật liệu cách điện ( điện môi ), bán dẫn và dẫn điện.
a. Điện môi: Là chất có
vùng cấm lớn đến mức ở điều kiện thường sự dãn điện bằng điện tử không xảy ra.
Các điện tử hoá trị tuy được cung cấp thêm năng lượng của sự
chuyển động nhiệt vẫn không thể di
chuyển tới vùng tự do để tham gia vào dòng điện dẫn.
Chiều rộng
vùng cấm của điện môi W nằm trong khoảng từ 1,5 đến vài
điện tử vôn ( eV ).
b.Bán dẫn: Là chất có vùng cấm hẹp hơn nhiều so với điện môi, vùng này có
thể thay đổi nhờ tác động năng lượng bên ngoài.
Chiều rộng
vùng cấm chất bán dẫn bé (W = 0,2 – 1,5eV ), do đó ở nhiệt
độ bình thường một số điện tử hoá trị ở trong vùng đầy được tiếp sức của chuyển
động nhiệt có thể di chuyển tới vùng tự do để tham gia vào dòng điện dẫn.
c. Vật dẫn: Là chất có vùng tự do nằm sát với vùng đầy thậm chí thể nằm chồng
lên vùng đầy (W < 0,2eV ).
Vật dẫn
điện có số lượng điện tư tự do rất lớn;
ở nhiệt độ bình thường các điện tử tự do trong vùng đầy có thể chuyển sang vùng
tự do rất dễ dàng, dưới tác dụng của lực điện trường các điện tử này tham gia
vào dòng điện dẫn. Chính vì vậy vật dẫn có tính dẫn điện tốt.
1.2.2. Phân
loại vật liệu theo từ tính
a. Nghịch từ: Là những chất có mật độ từ thẩm < 1 và không phụ thuộc vào cường độ từ
trường bên ngoài.
Loại này
gồm có Hidro, các khí hiếm, đa số các hợp chất hữu cơ, muối mỏ và các kim loại
như: đồng, kẽm, bạc, vàng, thuỷ ngân, gali, atimoan.
b. Thuận
từ: Là những chất có độ từ
thẩm > 1 và cũng không phụ thuộc vào từ trường
bên ngoài. Loại này gồm có oxy, nitơ oxit, muối đất hiếm, muối sắt, các muối
coban và niken, kim loại kiềm, nhôm, bạch kim.
c. Chất
dẫn từ: Là các
chất có > 1 và phụ thuộc vào cường độ từ trường bên
ngoài. Loại này gồm có: sắt, niken, coban, và các hợp kim của chúng; hợp kim
crom và mangan, gađolonit, pherit có các thành phần khác nhau.
1.3. Tính chất của vật liệu.
1.3.1.
Cơ tính
Là những đặc trưng cơ học biểu thị khả năng của kim loại hay hợp kim chịu
được tác động của của các loại tải trọng. Những đặc trưng đó là:
a. Độ bền
Là khả năng của vật liệu chịu được tác động của ngoại lực mà không bị phá
huỷ. Độ bền được ký hiệu bằng chữ s ( xích ma )
Tuỳ theo dạng khác nhau của ngoại lực ta có các độ bền : độ bền kéo (sk); độ bền uốn (su ); độ bền nén (sn ).
Khi chế tạo ra một loại vật liệu, độ bền được xác định ngay trong phòng
thí nghiệm theo các mẫu ứng với các tải trọng động khác nhau.
b. Độ cứng
Là khả năng của vật liệu chống lại biến dạng dẻo cục bộ khi có ngoại lực
tác dụng lên kim loại thông qua vật nén.
Nếu cùng một giá trị lực nén, vết lõm biến dạng trên mẫu đo càng lớn,
càng sâu thì độ cứng của mẫu kim loại đó càng kém.
Đo độ cứng là phương pháp thử đơn giản và nhanh chóng để xác định tính
chất của vật liệu mà không cần phá hỏng chi tiết.
Độ cứng có thể đo nhiều phương pháp nhưng đều dùng tải trọng nén thông
qua một viên bi bằng thép đã nhiệt luyện cứng hoặc mũi kim cương hình nón hoặc
hình chóp ép lên bề mặt vật liệu muốn thử, đồng thời xác định kích thước vết
lõm in trên mặt vật liệu đó.
c. Độ giãn dài tương đối
Là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa lượng giãn dài sau khi kéovà chiều dài
ban đầu, được ký hiệu là d%.
Trong đó: L1
và L0 – độ dài mẫu trước và sau khi kéo tính cùng đơn vị đo (mm).
Vật liệu có độ giãn dài càng lớn thì vật liệu đó càng dẻo và ngược lại.
d. Độ dai va chạm
Có những chi tiết máy khi làm việc phải chịu các tải trọng tác dụng đột
ngột (hay gọi là tải trọng va đập).
Khả năng chịu đựng của vật liệu bởi các tải trọng đómà không bị phá huỷ
gọi là độ dai va chạm. Ký hiệu của nó là ak (J/mm2 hoặc
KJ/m2 ).
e. Độ bền mỏi
Giới hạn bền mỏi là chỉ tiêu cơ tính quan trọng để đánh giá khả năng làm
việc của chi tiết dưới tải trọng thay đổi như trục, bánh răng, lò xo
Như chúng ta đã biết, ứng suất cang lớn số chu trình chịu đựng được của
chi tiết càng nhỏ.
Giới hạn mỏi được đánh giá bởi ứng suất lớn nhất tại đó mẫu chịu đựng
được tới 107 chu kỳ mà theo kinh nghiệm thì sau đó rất ít khi bị phá
huỷ.
Từ cơ chế phá
huỷ mỏi ở trên người ta đã áp dụng các biện pháp sau để nâng cao giới hạn mỏi.
Tạo nên trên lớp bề mặt lớp ứng suất nén dư. Vết nứt mỏi thường xuất hiện
trên bề mặt do ứng suất kéo tại đó là lớn nhất.
Nếu ở đó có ứng suất nén dư (có sẵn ) thì ứng suất kéo tác dụng thực tế
sẽ giảm đi, nhờ đó sẽ hạn chế được vết nứt.
Có thể tạo nên ứng suất nén dư trên bề mặt bằng cách phun bi, lăn ép, va
đập, tôi bề mặt và hoá nhiệt luyện.
Nâng cao độ bền tức là khả năng cản trượt do đó khó sinh ra vết nứt mỏi
đầu tiên, nhờ đó nâng cao được giới hạn mỏi.
Tạo cho bề mặt có độ bóng cao, không có rãnh, lỗ, tránh tiết diện thay
đổi đột ngột.
1.3.2.
Lý tính
Là những tính chất của kim loại thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi
thành phần hoá học của kim loại đó không thay đổi.
Lý tính cơ bản của kim loại bao gồm: khối lượng riêng , nhiệt độ nóng
chảy , tính giãn nở, tính dẫn nhiệt, tính ddndieenj và từ tính.
a. Khối lượng riêng
Là khối lượng của 1cm3 vật chất. Nếu gọi m là khối lượng của
vật chất, V là thể tích của vật chất, g là khối lượng riêng của vật chất thì ta có công thức:
g = m/V (g/cm3)
Ứng dụng của khối lượng riêng trong kỹ thuật rất rộng rãi, nó không những
có thể dùng để so sánh kim loại nặng nhẹ để tiện việc lựa chọn vật liệu mà còn
dùng để giải quyết một số công việc trong thực tế.
Chẳng hạn như khi những vật lớn như thép đường ray, thép định hình rất
khó có thể cân được khối lượng nhưng vì biết được khối lượng riêng và có thể đo
kích thước mà tính ra thể tích nên có thể không cần cân chỉ dùng công thức để
tìm ra khối lượng riêng của chúng.
b. Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ nung nóng đến đó thì làm cho kim loại từ
thể rắn sang thể lỏng. Chẳng hạn như sắt nguyên chất chảy ở nhiệt độ 15390C.
Điểm chảy của gang là 1130 – 13500C. Điểm chảy của thép là 1400 – 15000C.
Đối với gang và thép thì nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào hàm lượng
cacbon có trong thép và gang.
Tính chát này thì rất quan trọng đối với công nghiệp chế tạo cơ khí,
trong công nghệ hàn vì chúng ta nắm được nhiệt độ nóng chảy của từng loại vật
liệu mà chúng ta có thể điều chỉnh được trong quá trình sản xuất cũng như quá
trình hàn và cắt kim loại.
c.Tính giãn nở
Là khả năng giãn nở của kim loại khi nung nóng. Độgiãn nở lớn hay bé phụ
thuộc vào sự biểu thị bằng hệ số giãn nở trên chiều dài của đơn vị (1mm ) gọi là hệ số giãn nở theo chiều dài .
Ví dụ như hệ số giãn nở theo chiều dài của sắt nguyên chất là 0.0000118
và của thép là 0.0000120.
d.Tính dẫn nhiệt
Là khả năng dẫn nhiệt của kim loại. Độ dẫn nhiệt của các kim loại và hợp
kim không giống nhau.
Ví dụ như gang và thép có tính dẫn nhiệt tốt nhưng còn kém xa so với đồng
và nhôm. Nếu lấy hẹ số dẫn nhiệt của bạc là 1 thì của đồng là0.9; nhôm 0.5; sắt
chỉ có 0.15.
e. Tính dẫn điện
Là khả năng truyền dòng điện của kim loại. Kim loại đều là vật dẫn điện
tốt, nhất là bạc sau đó đến đồng và nhôm nhưng do bạc rất đắt tiền nên trong kỹ
thuật chúng ta thường sử dụng đồng và nhôm.
Nhìn chung hợp kim có tính dẫn điện kém hơn so với kim loại.
g. Từ tính
Là khả năng dẫn từ của kim loại. Những vật liệu có khả năng từ tính rất
cao đó là sắt, niken, coban và hợp kim của chúng.
1.3.3.
Hoá tính
Là độ bền của kim loại đối với những tác dụng của những chất khac như: ô
xy, nước, áxit …mà không bị phá
a. Tính chịu ăn mòn
Là độ bền của kim loại đối với sự ăn mòn của môi trường xung quanh
b.Tính chịu nhiệt
Là độ bền của kim loại đối với sự ăn mòn của ô xy trong không khí nhiệt
độ cao hoặc đối với tác dụng ăn mòn của một vài thể lỏng hoặc thể khí ở nhiệt
độ cao.
c. Tính chịu axít
Là độ bền của kim loại đối với sự ăn mòn của a xít
1.3.4.
Tính công nghệ
Là khả năng thay đổi trạng thái của kim loại, hợp kim, tính công nghệ bao
gồm các tính chất sau:
a. Tính đúc
Được đặc trưng bởi độ chảy loãng, độ co và tính thiên tích.
Độ chảy loãngbiểu thị khả năng điền đầy khuôn của kim loại và hợp kim.
Nếu độ chảy loãng càng cao thì tính đúc càng tốt.
b. Tính rèn
Là khả năng biến dạng vĩnh cữu của kim loại khi chịu tác dụng của ngoại
lực để tạo thành hình dạng của chi tiếtmà không bị phá huỷ.
Thép có thép có tính rèn cao khi nung ở nhiệt độ phù hợp vì tính dẻo
tương đối lớn. gang không có khả năng rèn vì tính giòn cao.
Đồng, chì, có khả năng rèn tốt ngay ở tràng thái nguội của chúng.
c. Tính hàn
Là khả năng tạo thành sự liên kết giữa các phần tử hàn khi được nung nóng
sơ bộ chỗ mối hàn đến trạng thái chảy hay dẻo.